Đây được coi là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, các chuyên gia xây dựng đã có những nhận định của mình về việc tại sao Bộ lại thẳng tay bác nhà thầu giá rẻ ở dự án này.
Liên quan tới dự án này, ngày 19/11/2013, Bộ GTVT đã từng “bác” đề xuất xây cầu dẫn Tân Vũ - Lạch Huyện dưới 1.000 tỷ của Cty TNHH Sơn Trường.
Theo tính toán của Bộ GTVT, chỉ tính riêng phần chi phí xây dựng ước tính tối thiểu khoảng 6.221 tỷ đồng. Vì vậy, Bộ GTVT cho rằng đề xuất thực hiện “toàn dự án không vượt quá 1.000 tỷ đồng” là bất hợp lý, hoàn toàn thiếu tính khả thi.
Trong khi đó, ông Tạ Quyết Thắng - Giám đốc Cty TNHH Sơn Trường - đã đưa ra đề xuất xây dựng “cầu dẫn” có tổng mức đầu tư không quá 1.000 tỷ đồng, nếu vượt quá mức đầu tư kể trên phía Cty Sơn Trường sẽ chịu toàn bộ chi phí phát sinh.
TS Nguyễn Biên Cương: "Bộ máy của chúng ta mỗi người một khúc"
Trao đổi với chúng tôi, ngày 13/2, về việc Bộ thẳng tay bác thẳng nhà thầu giá rẻ, TS Nguyễn Biên Cương - Hội viên Hội cầu đường Việt Nam là người đã được tiếp xúc với một số nhà thầu tham gia vào dự án này, ông cũng bày tỏ quan điểm: "Các nhà thầu tham gia dự án rất nhiều, nhưng xuất hiện một nhà thầu với phương án rẻ nhất nhưng lại đưa ra một bản cấu trúc khác của dự án, thay đổi thiết kế, sử dụng một phương án khác, mà phương án này họ cho rằng nó hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí của dự án nhưng giá thấp hơn".
Thế nhưng, theo quan điểm của ông Cương thì nếu chỉ xét theo góc độ, một người đi chấm thầu thì hồ sơ đó sẽ bị loại. Hồ sơ mời thầu họ mở ra, nhà thầu đến đấu thầu dự án đã được thiết kế, còn việc thay đổi quy mô, cái phương án của dự án nằm ở bước trước chứ không phải bước này.
Như vậy, đương nhiên họ sẽ bị loại. Vì nếu nhà thầu đề xuất như vậy thì phải quay lại việc làm lại chủ trương của dự án ngay từ đầu.
Và ở đây, chỉ là câu chuyện của người chấm thầu thì họ chọn nhà thầu đắt là đúng, còn hồ sơ rẻ mà thay đổi thiết kế thìbị loại ngay từ đầu là đương nhiên.
TS Cương cũng trăn trở: "Nếu nhà đầu tư là tư nhân thì họ làm việc này rất dễ, thẩm định lại thiết kế này nếu như hợp lý mà tiết kiệm được chi phí thì lập tức họ thay đổi ngay. Nhưng cách vận hành của ta mỗi người 1 khúc, lập dự án là một người khác, thiết kế là một người khác, đơn vị tư vấn đấu thầu, chấm thầu, lại là một người khác, nên đôi khi hệ thống của chúng ta vận hành hơi chậm".
Chính vì vậy, nên ông nhận định rằng việc bên ta không chọnnhà thầu rẻ thì là vì yếu tố như vậy. Nếu như đấu thầu STC, tổng thầu nắm trong tay tất cả, thì sẽ lại khác.
Giả sử như công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, chính phủ gọi là đấu thầu STC. Một đơn vị trúng thấu, vừa là người thiết kế xây dựng, chuyển giao công nghệ, họ xây toàn bộ giá bao nhiêu tiền, chỉ chuyển giao vận hành. Có lẽ trình tự xây dựng cây cầu vượt biển nàykhông đặc biệt như nhà máy lọc dầu nên vẫn tiến hành thủ tục xây dựng như bình thường.
Nói về công trình với số vồn đầu tư lớn này, TS Cương nhận định: "Đầu tư dự án này rất nhiều tiền, có phương án làm cầu rất ngắn, tiết kiệm được tiền, bằng cách dùng đường có sẵn, rẻ hơn. Thế nhưng, nó chịu tác động của nhiều yếu tố, nên phương án sử dụng kết cấu đã cũ có những hạn chế, không thể chấp nhận được".
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến giá trị sử dụng của cây cầu này: "Cầu vượt biển lớn nhất thế giới gần 40 cây số, nối từ đảo này đến đảo kia. Thế nhưng, dự án của nước ta cũng được đánh giá là vừa đủ".
GS.TS Nguyễn Xuân Đào: Đây là công trình trọng điểm quốc gia
Trước sự kiện này, GS. TS. Nguyễn Xuân Đào, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải - Đại học GTVT cũng bày tỏ quan điểm: "Theo tôi, mình làm bằng vốn ODA Nhật Bản, thì phải tuân theo điều kiện của vốn vay là nếu có đầu thầu thì cũng chỉ có các nhà thầu Nhật Bản với nhau, người ta chọn nhà thầu nào thì cũng vậy, vì chúng ta không được phép lựa chọn".
Ông cũng chỉ ra thực tế, cái giá cao, giá thấp có thể nằm trong đấu thầu quốc tế, nhiều nhà thầu, trong đó có Việt Namthì mới có chuyện chọn giá thấp, giá rẻ, còn chỉ có nhà thầu Nhật Bảnvới nhau thì lại khác.
Mặt khác, ông Đào cho hay: "Theo thông tin tôi được biết thì Bộ GTVT vừa rồi, làm rất kiên quyết dự án này, Bộ không chấp nhận giá cao, trong cuộc họp giữa các nhà thầu, Bộ trưởng đã tuyên bố giá chỉ có vậy, các nhà thầu làm được thì làm không thì cử người khác làm, sẽ có tư vấn Nhật Bản giám sát, nếu như không đồng ý thì hủy kết quả đấu thầu".
Tại sao chúng ta lại không có quyền lựa chọn nhà thầu, theo ông Đào nguyên nhân là do vốn đối ứng của chúng taít,vì nó chỉ chiếm 10% tổng số vốn đầu tư, chủ yếu là phần giải phóng mặt bằng, cònnguồn vốnđể xây lắp thì chủ yếu của Nhật Bản.
Theo đánh giá của ông Đào thì công trình cầu vượt biển này là một bộ phận của cảng nước sâu rất quan trọng của nước ta Tân Vũ - Lạch Huyện, được chính phủ 2 nước cân nhắc.
Ông phân tích: "Nhật Bản đầu tư chủ yếu cho cảng này, dự án cảng là quan trọng còn cây cầu này chỉ là kéo theo, có cảng thì sẽ phải có cầu, có đường ra, đường vào. Theo tôi biết dự án này làm từ năm 2008, cho đến bây giờ mới đấu thầu được".
NhậtBản lúc nào cũng muốn đẩy nhanh tiến độ vì cụm cảng của họ sắp hoàn thành, mà chưa có cầunên cần xây cầu nhanh.
"Vì nó chỉ là bộ phận nên hiệu quả gắn liền với cụm cảng, chính vì thế cụm cảng mới trở lên có hiệu quả hay không có hiệu quả, phục vụ lợi ích kinh tế. Phục vụ cho công trình trọng điểm quốc gia cảng nước sâu Tân Vũ - Lạch Huyện",ông Đào cho hay.
Theo Thanh Huyền